Sunday, 29 September 2013

Gieo nhân lành gặt quả đẹp


Một hôm, một người đàn ông trông thấy một bà lão với chiếc xe bị hư đậu bên đường. Tuy trời đã sẫm tối anh vẫn có thể thấy bà đang cần sự giúp đỡ. Vì thế anh lái xe tấp vào lề đậu phía trước chiếc Mercedes của bà rồi bước xuống xe. Chiếc xe cũ kỹ của anh vẫn nổ máy khi anh tiến đến trước mặt bà. Dù anh tươi cười nhưng bà lão vẫn tỏ vẻ lo ngại.

Trước đó 1 giờ đồng hồ không một ai dừng xe lại để giúp bà, người đàn ông này liệu có thể hãm hại bà không, trông ông không an toàn cho bà, vì ông nhìn có vẻ nghèo và đói. Người đàn ông có thể nhận ra nỗi sợ hãi của bà cụ đang đứng bên ngoài chiếc xe giữa trời lạnh. Anh biết cảm giác lo sợ của bà như thế nào rồi, cái rung đó, nỗi lo sợ trong lòng đó mới là lý do tự nó thành hình trong ta. Anh nói:
- “Tôi đến đây là để giúp bà thôi, bà nên vào trong xe ngồi chờ cho ấm, luôn tiện tôi tự giới thiệu, tôi tên là Ryan Anderson.
Thực ra thì xe của bà chỉ có một vấn đề là một bánh bị xẹp thôi nhưng đối với một bà già thì nó cũng đủ gây phiền não rồi. Ryan bò xuống phía dưới gầm xe tìm một chỗ để con đội vào và bị trầy da chỗ khuỷu tay cũng như lòng bàn tay 1-2 lần gì đó. Chẳng bao lâu, anh đã thay được bánh xe nhưng anh bị dơ bẩn và hai bàn tay bị đau rát. Trong khi anh đang siết chặt mấy con ốc bánh xe, bà cụ xuống cửa kính và bắt đầu nói chuyện với anh, bà cho anh biết bà từ Saint Louis đến và chỉ mới đi được một đoạn đường. Bà không thể cảm ơn đầy đủ về việc anh đến giúp đỡ cho bà. Ryan chỉ mỉm cười trong lúc anh đóng nóc thùng xe của bà lại. Bà cụ hỏi bà phải trả cho anh bao nhiêu tiền. Ryan chưa hề nghĩ đến điều là sẽ được trả tiền, đây không phải nghề của anh, anh chỉ giúp người đang cần được giúp đỡ vì Chúa, Phật hay chính bản thân anh cũng biết rằng đã có rất nhiều người trong quá khứ ra tay giúp anh. Anh đã sống cả đời mình như thế đó và chưa bao giờ anh nghĩ sẽ làm chuyện ngược lại. Anh nói với bà cụ:
- “Nếu bà thực sự muốn trả ơn cho tôi thì lần khác khi bà biết ai cần được giúp đỡ, bà có thể sẵn sàng cho người ấy sự giúp đỡ của bà, (và Ryan nói thêm) và hãy nghĩ đến tôi.”
Anh chờ cho bà cụ nổ máy và lái xe đi thì anh mới bắt đầu lên xe của mình đi về. Hôm ấy là một ngày ãm đạm và lạnh lẽo nhưng anh lại cảm thấy thoải mái khi lái xe về nhà.
Chạy được vài dặm trên con lộ, bà cụ trong thấy một tiệm ăn nhỏ, bà ghé lại tìm cái gì đấy để ăn và để đỡ lạnh phần nào trước khi bà đi đoạn đường chót về nhà. Đó là một nhà hàng ăn trong có vẻ không được thanh lịch, bên ngoài là hai bơm xăng cũ kỹ, cảnh vật rất xa lạ với bà. Chị hầu bàn bước qua chỗ bà ngồi, mang theo một khăn sạch để bà lau tóc ướt. Chị mỉm cười vui vẻ với bà dù đã phải đứng suốt ngày nay để tiếp khách. Bà cụ để ý thấy chị hầu bàn này đang mang thai khoảng 8 tháng gì đó. Nhưng với cái nhìn của bà, bà thấy chị không bao giờ lộ ra sự căng thẳng hay đau nhức mà làm chị thay đổi thái độ. Rồi tự dưng bà lại chợt nhớ đến anh chàng tên Ryan hồi nãy, và bà cụ vẫn còn thắc mắc, không hiểu tại sao một người có ít đến độ thiếu thốn mà lại sẵn lòng cho một người lạ mặt rất nhiều.
Sau khi ăn xong bà trả bằng tờ giấy bạc 100 đô la. Chị hầu bàn mau mắn đi lấy tiền để thối lại tờ bạc 100 của bà cụ. Nhưng bà cụ đã cố ý nhanh chân bước ra khỏi cửa mất rồi. Lúc chị hầu bàn quay trở lại thì bà cụ đã đi khuất. Chị hầu bàn thắc mắc, không biết bà cụ kia có thể đi đâu. Khi dọn dẹp, chị để ý trên bàn có dòng chữ viết trên chiếc khăn giấy lau miệng. Nước mắt vòng quanh khi chị đọc dòng chữ mà bà cụ viết:
“Cô sẽ không nợ gì tôi cả. Tôi cũng đã từng ở vào tình cảnh thiếu thốn giống như cô hiện nay, có ai đó đã một lần giúp tôi giống như bây giờ tôi đang giúp cô. Nếu cô thực sự nghĩ rằng muốn trả ơn lại cho tôi thì đây là điều cô nên làm. Đừng để cho chuỗi tình thương này kết thúc ở nơi cô”.
Bên dưới tấm khăn giấy lau miệng bà cụ còn lót tặng thêm bốn tờ giấy bạc 100 đô la nữa. Thực ra còn có những bàn ăn cần lau dọn, những hủ đường cần đổ đầy và những khách hàng để phục vụ, và chị hầu bàn đã hoàn tất những việc ấy để sửa soạn cho qua ngày mai.
Tối hôm đó dù khi đi làm về và leo lên giường nằm. Chị vẫn còn nghĩ về cái số tiền và những gì bà cụ đã viết cho. Làm thế nào mà bà cụ lại biết được chị và chồng của chị đang cần số tiền ấy với sự sanh nở của đứa bé vào tháng tới, điều ấy sẽ là khó khăn. Chị biết chồng chị lo lắng đến mức nào và trong lúc anh ta nằm ngủ cạnh chị, chị cho anh một cái hôn nhẹ và thì thào bên tai anh:
- “Mọi chuyện sẽ tốt đẹp cả, em thương anh, Ryan à!”
Chị đâu có biết anh Ryan đã thay bánh xe cho bà già tội nghiệp trước đó.
Người xưa có câu “Gieo nhân nào sẽ gặt quả nấy“. Khi ta làm việc gì tốt đẹp cũng đừng mong được báo đáp, vì khi làm 1 điều gì tốt ta mong báo đáp liền cũng giống như gieo 1 hạt, không chờ cây lớn mà bắt cây ra quả thu hoạch liền thì quả đó sẽ không tốt và cây cũng khó phát triển. Khi ta gieo 1 điều gì tốt phải cần có thời gian, khi nào đủ duyên rồi thì quả đó sẽ tự lớn và nhiều điều tốt đẹp khác cũng sẽ đến với chúng ta.
Hôm nay tôi gửi bạn câu chuyện này và tôi mong bạn chuyển tiếp nó, hãy để cho ngọn đèn này chiếu sáng, đừng xóa nó, đừng gửi nó trở lại. Chỉ việc chuyển câu chuyện này đến những người bạn, những người bạn tốt giống như những vì sao, bạn không luôn luôn trông thấy họ nhưng bạn biết họ luôn luôn có mặt ở đó.
(Sưu tầm)

Thursday, 26 September 2013

Bởi có một người cha đã hứa


Năm 1989, một trận động đất 8,2 độ Richter gần như san bằng Armenia, làm hơn 30.000 người chết trong vòng 4 phút.

***
Trong cơn hỗn loạn, có một người đàn ông dặn vợ mình ở nhà cho an toàn, rồi chạy ào đến trường, nơi con trai của ông đang học
Ở đó, ông nhìn thấy một đống đổ nát - ngôi trường đã sập hoàn toàn. Ngay lúc đó, người đàn ông nhớ đến lời hứa ông luôn nói với con mình: "Dù thế nào, bố cũng luôn bảo vệ con!". Và ông bật khóc khi nhìn đống gạch vụn đã từng là trường học.
Rồi ông bắt đầu cố định hướng xem lớp của con mình nằm ở vị trí nào. Góc bên phải phía sau của trường học! Ông lao đến và bắt đầu bới đống gạch đá.
Nhiều vị phụ huynh nhìn thấy người đàn ông làm như vậy, họ vừa khóc vừa kéo ông ra, kêu lên: "Quá muộn rồi!", "Anh không làm được gì đâu!", "Về nhà đi!", hoặc "Chúng ta phải chờ cứu hộ đến thôi!"...
Nhưng để đáp lại những lời đó, người đàn ông chỉ nói đúng một câu: "Giúp tôi một tay!" Và ông vẫn tiếp tục bới đống gạch, cẩn thận quẳng từng viên gạch, từng mảng tường ra ngoài.
Đội cứu hộ đến và họ cũng cố lôi ông ra khỏi đống đổ nát.
- Chúng tôi sẽ lo việc này! Ông về nhà đi!
Nhưng người cha vẫn dọn dẹp từng viên gạch, và chỉ đáp:
- Giúp tôi một tay đi!
Cảnh sát cũng có mặt. Họ cũng khuyên can người đàn ông:
- Anh đang trong trạng thái không ổn định. Anh có thể gây nguy hiểm cho mình và cho người khác, đề nghị anh về nhà!
Nhưng họ cũng chỉ được nghe một câu đáp: - Giúp tôi một tay!
Một người, rồi nhiều người bắt đầu vào "giúp một tay". Họ đào bới đống gạch suốt 8 tiếng... 12 tiếng... 24 tiếng... 36 tiếng... Và đến tiếng thứ 38, khi kéo một tảng bê-tông ra, dường như họ nghe thấy tiếng trẻ con.
- Armand? - Người đàn ông gọi to, giọng nghẹn lại.
Và ông nghe tiếng trả lời:
- Bố phải không? Con ở đây này! Con đang bảo các bạn đừng lo, vì bố sẽ đến cứu con, và cứu cả các bạn nữa! Bố đã hứa bố sẽ luôn bảo vệ con mà...
14 học sinh trong số 33 em ở lớp của Armand được cứu sống hôm đó, vì khi ngôi trường sập xuống, một tảng bê-tông to đã chèn vào tạo thành cái "hang" nhỏ và các em bị kẹt. Armand đã bảo các bạn đừng khóc, bởi vì "bố tớ sẽ đến cứu chúng ta".
Các em nhỏ hoảng sợ, đói và khát, nhưng đã được cứu sống, bởi vì có một người cha đã hứa.

(Sưu tầm trên internet)

Tuesday, 17 September 2013

Thích cái gì mình có thôi

Chuyện kể có một nhóm cựu sinh viên gặp lại nhau cùng lời hẹn sẽ cùng trở về ngôi trường đại học thời xưa họ từng học với nhau và cũng để thăm một vị giáo sư ngày xưa mà họ rất quý mến và kính trọng. Cần nói ngay là trong số họ đa phần là những người thành công trong sự nghiệp và một số đang giữ những chức vụ địa vị cao trong xã hội.

Trong khi ngồi hàn huyên tâm sự với nhau, mọi người bắt đầu than phiền về những công việc bận rộn, nhiều người phàn nàn về công việc bận rộn và căng thẳng trong chức phận quản lý hoặc chuyên môn của mình. Không ít trường hợp còn nêu cả những vướng mắc, sự phức tạp buồn phiền trong đời sống riêng tư mà họ gặp phải cũng do quá mất thì giờ về công việc nó phát sinh ra…

Nghe hết những lời tâm sự chân thật và chẳng giấu diếm những điều bất cập với cuộc đời của tốp sinh viên ngày xưa như vậy, vị giáo sư chưa nói một điều gì ngay tiếp theo mà ông ra hiệu mọi người dừng nghỉ chút. Ông mời những người học trò cũ của mình giải lao và uống cà phê.


Ngay sau đó vị giáo sư đi vào nhà trong và mang ra một bình cà phê lớn. Cùng với bình cà phê là một chồng các ly tách đủ loại: bằng sứ, plastic, thủy tinh… Đương nhiên bên những các tách dáng và màu sắc rất khiêm nhường thì cũng có những cái tách thoạt nhìn là biết đắt tiền bởi vẻ sang trọng về màu sắc và chất liệu làm tách.

Vị giáo sư không rót cà phê mà mời những học trò cũ của mình tự rót lấy cà phê vào tách của mình.

Khi mỗi người đã có một ly cà phê trong tay, vị giáo sư mới chậm rãi nói: 
“Tôi tin vì cũng vừa chú ý quan sát các anh chị lấy cà phê cho mình. Những tách cà phê đẹp và đắt tiền được chọn lấy trước hết, và đương nhiên chỉ còn lại những ly tách rẻ tiền và tầm thường cho người nào chậm tay... Đối với các anh chị việc ấy cũng thường thôi! Chúng ta ai mà lại chẳng muốn chọn cho mình những gì hay và đẹp nhất”.


Người giáo sự dừng lại chút nhìn lại một lượt các khuôn mặt, rồi tiếp lời: “Nhưng đó cũng là nguyên nhân của sự căng thẳng và những khó khăn của các anh chị trong cuộc sống. Những gì anh chị muốn, thực sự là cà phê, chứ đâu phải là chiếc tách chiếc ly. Nhưng các anh chị lại có ý đi lựa cho mình những chiếc tách đẹp nhất và thỉnh thoảng cũng nhìn sang người bên cạnh, xem họ có những chiếc tách nào... Cũng vậy, nếu cuộc sống là cà phê, thì những công việc, tiền bạc, địa vị trong xã hội là những chiếc tách. Chúng chỉ là những phương tiện để chứa đựng sự sống của mình, chứ phẩm chất của sự sống không hề khác biệt. Và nhiều khi chúng ta vì quá chú ý và tập trung vào những chiếc tách, mà lại quên thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon trong ấy, điều tôi nói có đúng không nào?”.

Hình như giáo sư muốn kết luận câu chuyện “những cái tách cà phê” của mình:

“Vì vậy cho nên các anh chị nhớ, đừng để những chiếc ly chiếc tách sai xử mình. Hãy thưởng thức hương vị cà phê thơm ngon của cuộc sống. Hạnh phúc không có nghĩa là mọi vấn đề chung quanh chúng ta phải được toàn bích và hoàn hảo tất cả. Hạnh phúc có nghĩa là chúng ta biết nhìn xa hơn, vượt ra ngoài những sự bất toàn ấy”.

SUY NGẪM

Trong câu chuyện trên, cà phê là thứ sẽ thuộc về mình, ly tách là thứ phải để lại, thuộc về bên ngoài, thuộc về khách quan và về “người khác”, “điều khác”. Cho nên hãy biết bằng lòng thưởng thức cái gì có thuộc về mình, hãy biết thích những gì mà mình hiện có. Và sẽ thấy thoải mái và hạnh phúc hơn khi biết là không thể thích được những gì mình không có, hay không thể có. Khi ấy mình chẳng phải mất công ngõm ngọ, dài hơi chờ đợi hoặc than phiền bất cứ điều gì mà mình chẳng thể thụ hưởng, chẳng thể sở hữu…

(Đăng lại từ blog của Nguyễn Vĩnh )

Wednesday, 4 September 2013

Cho rồi Nhận



Một người đàn ông bị lạc giữa một sa mạc rộng lớn. Ông mệt lả và khát khô, sẵn sàng đánh đổi bất kì cái gì chỉ để lấy một ngụm nước mát.

Đi mãi đi mãi, đến khi đôi chân của ông đã sưng lên nhức nhối, ông thấy 1 căn lều: cũ, rách nát, không cửa sổ.

Ông nhìn quanh căn lều và thấy ở 1 góc tối, có 1 cái máy bơm nước cũ và rỉ sét. Tất cả trở nên lu mờ đi bên cạnh cái máy bơm nước, người đàn ông vội vã bước tới, vịn chặt vào tay cầm, ra sức bơm. Nhưng không có 1 giọt nước nào chảy ra cả.

Thất vọng, người đàn ông lại nhìn quanh căn lều. Lúc này, ông mới để ý thấy 1 cái bình nhỏ. Phủi sạch bụi cát trên bình, ông đọc được dòng chữ nguệch ngoạc viết bằng cách lấy viên đá cào lên: “Hãy đổ hết nuớc trong bình này vào cái máy bơm. Và trước khi đi, hãy nhớ đổ nước đầy lại vào chiếc bình này”.

Người đàn ông bật cái nắp bình ra, và đúng thật, trong bình đầy nước mát. Bỗng nhiên, người đàn ông rơi vào 1 tình thế bấp bênh. Nếu ông uống ngay chỗ nước trong bình, chắc chắn ông có thể sống sót. Nhưng nếu ông đổ hết nước vào cái bơm cũ gỉ, có thể nó sẽ bơm được nước trong lành từ sâu trong lòng đất – rất nhiều nước.

Ông cân nhắc khả năng của cả hai sự lựa chọn: nên mạo hiểm rót nườc vào máy bơm để có nguồn nước trong lành hay uống nước trong cái bình cũ và coi như không đọc được lời chỉ dẫn? Dù sao, lời chỉ dẫn không biết đã ở đó bao lâu rồi và không biết có còn chính xác nữa không……

Nhưng rồi cuối cùng, ông cũng quyết định rót hết nước váo cái máy bơm. Rồi ông tiếp tục nhấn mạnh cái cần của máy bơm, một lần, hai lần ….chẳng có gì xảy ra cả!Tuy hoảng hốt, nhưng nếu dừng lại, ông sẽ không còn một nguồn hy vọng nào nữa, nên người đàn ông kiên trì bơm lên xuống, lần nữa, lần nữa …. nước mát và trong lành bắt đầu chảy ra từ cái máy bơm cũ kỹ. Người đàn ông vội vã hứng nước vào bình và uống.

Rồi ông hứng đầy bình, dành cho người nào đó có thể không may mắn bị lạc đưòng như ông và sẽ đến đây. Ông đậy nắp bình, rồi viết thêm 1 câu dưới dòng chữ có sẵn trên bình: “Hãy làm theo chỉ dẫn. Bạn phải cho trước khi bạn có thể nhận.”


(Sưu tầm)

THAY ĐỔI - truyện 5 chương ngắn

  CHƯƠNG 1 Tôi đi trên một con phố. Trên vỉa hè có một hố sâu. Tôi không nhìn thấy và rơi xuống. Tôi chật vật mãi mới thoát ra được. Đó là ...