Thursday, 24 November 2011

Truyện hai nhà sư



Hai nhà sư nọ đi đến một khúc sông thì gặp một thiếu phụ. Thiếu phụ muốn sang bên kia sông nhưng đang lúng túng không biết sang được bằng cách nào, nàng liền hỏi hai nhà sư liệu có giúp cõng nàng qua sông được không? Một nhà sư còn đang do dự thì nhà sư kia liền nhanh chóng cõng nàng trên lưng mình, và đưa nàng băng qua dòng nước, sau đó đặt nàng xuống bờ sông. Thiếu phụ cảm tạ nhà sư và từ biệt.
Hai vị tiếp tục hành trình. Một nhà sư đăm chiêu suy nghĩ và cảm thấy bận tâm và không thể tiếp tục im lặng được nữa, liền lên tiếng "sư huynh, sư phụ của chúng ta đã dạy rằng không được đụng chạm với phụ nữ, thế mà huynh đã cõng một cô gái trên lưng và đưa cô ấy qua sông!"
"Sư đệ à," nhà sư thứ hai trả lời: "Huynh đã đặt cô ấy xuống ở phía bên kia sông rồi, trong khi đệ thì vẫn còn cõng cô ấy đấy."

Bản gốc tiếng Anh

nhóm Hearts and Souls chuyển ngữ

Tuesday, 22 November 2011

Ngắm bắn mặt trăng

1. Tưởng tượng rằng bạn đang đứng trước một ngã tư đường phố ở Việt Nam. Không có đèn giao thông. Bạn thì đang ở bên này đường và muốn sang bên kia đường. Dòng người đang cuồn cuộn chảy ngang trước mặt bạn. Vậy bạn sẽ làm thế nào?



Có ba cách bạn có thể làm:

Một là: Bạn thẫn người ra "đông quá, thôi mình quay về thôi!".

Hai là: Bạn đứng đó, phân tích từng chiếc xe một, xem cách đi của nó thế nào để mình còn biết cách xử lý. Nhưng vì xe cộ đi qua đi lại khá đông nên bạn vừa nghĩ xong cho chiếc xe này thì lại một chiếc xe khác xuất hiện, rồi lại chiếc xe nữa, đi đủ kiểu khác nhau, và bạn phân tích không xuể. Nên bạn cứ đứng nhìn ngập ngừng mãi, với một niềm hy vọng mong manh rằng, giá rồi đến một lúc nào đó, hết xe thì mình có thể vượt qua. Nhưng bạn biết rồi đấy, đường vắng xe là điều ngày càng không thể ở Việt Nam.

Cách thứ ba: Bạn biết bên kia đường là nơi bạn muốn tới, và bạn sẽ nhìn quanh cẩn thận, và vừa lèo lái giữa dòng xe cộ, có khi bạn ngừng chờ cho một chiếc xe đi qua, có khi bạn rồ ga nhanh hơn, rồi cuối cùng bạn cũng có thể vượt qua được và sang được bên kia đường.

Chắc bạn đọc đến đây thì cũng thấy rằng cách thứ ba mới là cách chúng ta thường hay làm và làm một cách rất tự nhiên.

2. Liệu bạn có thể nhận thấy khi bạn có một mục đích trong cuộc sống, nó sẽ giúp bạn nhận ra được những rào cản cần phải vượt qua để đạt tới. Đồng thời, nếu đó là mục đích thực sự của bạn, nếu nó làm bạn thực lòng yêu thích và để tâm theo đuổi, nó cũng giúp bạn tìm được cách vượt qua những rào cản.

Trong thực tế, dù bạn muốn đạt được điều gì, rào cản vẫn sẽ luôn tồn tại. Nếu ta quá rối trí bởi những rào cản, thì ta có thể thuộc loại người thứ nhất đi qua đường: Thấy sợ quá nên bỏ về nhà ngủ mất, tất nhiên chúng ta cũng có thể áp dụng cách sống này, và rồi chúng ta sẽ không gặp vấn đề nào nữa. Tuy vậy, nếu cuộc sống mà không có những trải nghiệm thì còn gì thú vị nữa?

Cũng có thể bạn sẽ có cách giải quyết của người đi xe kiểu thứ hai: Ì ra phân tích từng vấn đề, có nghĩ cách giải quyết cho từng vấn đề, nhưng vừa nghĩ xong định áp dụng, thì nhìn lại vào thực tế, nó không phải như bạn đã nghĩ nữa rồi. Vậy nên, bạn có thấy mệt mỏi không khi cứ nghĩ quá nhiều mà hành động quá ít?

Vậy nên điều cần thiết là luôn hướng tới tương lai, tập trung vào nó, nhưng để tầm nhìn của bạn đủ mở rộng để nhìn thấy rào cản mà tìm cách vượt qua thích hợp, và có những hành động cụ thể nữa.

3. Thêm một câu chuyện nữa tôi muốn kể cho các bạn: Một cung thủ được ông thầy của mình dạy ngắm bắn... Mặt Trăng. Nhiều người bảo như vậy thật điên, nhưng cung thủ ngày nào cũng cứ tập bắn như thầy mình bảo. Hiển nhiên là anh ta không thể nào bắn đến đích là Mặt Trăng được, nhưng rốt cuộc anh ta vẫn trở thành cung thủ giỏi nhất của quốc gia đó.




Hãy luôn có những mục đích thú vị nhất, tuyệt vời nhất mà bạn có thể tưởng tượng ra được. Rồi bắt đầu nhúc nhích nào! Có thể bạn không đạt tới mục đích của mình, nhưng dù gì nó sẽ làm cho bạn không ở nguyên một chỗ rồi. Bạn đã tiến lên, đã vượt qua điều gì đó. Đó là chưa kể, bạn đạt được mục đích của mình, lại còn nhận được những điều tuyệt vời quá sức tưởng tượng của mình thì sao?!

Frederic Labarthe
(Cố vấn TT GD QT UNESCO)

Nguồn : HTT

Sunday, 20 November 2011

Bài học cuộc sống trên hành trình từ biển cả đến núi non



Một người thanh niên đang ngồi trên một tảng đá gần nhà vào một ngày nọ. Một nhóm những người thông tuệ từ ngôi làng của anh đi ngang qua và một người trong số họ cất tiếng hỏi, “cậu đang làm gì thế, hỡi người trai trẻ?” 

“Thưa, không làm gì cả,” người thanh niên trả lời. “Không có việc gì để làm ở trong ngôi làng giản dị này.” Cậu lượm một hòn đá và ném lên một con chim đang hót trên cành cây. “Không có gì đáng để làm ở nơi này, và cũng không có gì đáng để suy nghĩ.” 

“Và thế là cậu ngồi ở đây và chẳng làm gì cả ư?” một bà cụ tóc trắng nói. “Hãy đi và tìm điều quan trọng trong đời.” Người trai trẻ nhìn vào bà cụ, nghĩ xem cụ khoảng bao nhiêu tuổi. Bà nói tiếp, “Hãy tìm ra điều gì quan trọng trong cuộc đời mà cậu đang sống đây, xem có đáng giá không chứ. Đi đi!” 

Người thanh niên ngồi lại một hồi lâu nữa. Những trưởng lão đang bảo cậu điều phải làm một lần nữa. Và rồi, bởi vì thực ra cậu cũng chẳng có việc gì khác để làm, nên cậu bắt đầu cất bước trên đường. Cậu nghĩ rằng mình đang bắt đầu một hành trình không phải để tìm một điều gì; chắc chắn cậu ta sẽ không tìm ra ý nghĩa của cuộc đời. Nhưng cậu ta sẽ rời khỏi làng. 

Một trong những người thông tuệ trong làng nói với cậu rằng những bí mật của cuộc sống có thể tìm thấy trên đường đi từ bờ biển đên núi non. “Ô, có thể…” cậu nghĩ khi đang bước đi. “Mọi thứ có thể tốt hơn là ở mãi tại một nơi.” Cậu sẽ đi từ bờ biển đến đỉnh núi. 

Chẳng bao lâu cậu đến bờ biển. Bước đi dọc theo bãi biển hàng dặm. Ngắm nhìn những làn sóng vỗ vào bãi cát. Lắng nghe khi nhìn những đàn chim bay trên bầu trời. Tất cả đều im ắng, và rồi thì cậu nghe tiếng thì thầm của làn gió. Cậu dừng lại và cố gắng lắm để hiểu ngôn ngữ của gió. 

Làn gió nói, “tôi là thế giới, và tôi mở rộng ra cho cậu. Tôi mở rộng ra đến những đàn chim trên bầu trời và con sao biển trong làn sóng. Tôi ở đây vì cậu và cho tất cả những động vật. Có những cơ hội cho tất cả, và không có ai là đặc biệt trong tâm tôi. Tất cả những đối tượng đều cùng dưới một quy luật. Tất cả mọi thứ phải theo quy luật của trái đất. Quyền lợi được mang đến từ sự làm việc khó nhọc, bằng sự nhận lãnh trách nhiệm mà mỗi thứ làm nên.” 

Chàng thanh niên nghĩ rằng làn gió ngu ngơ thế nào ấy. Con người chắc chắn quan trọng hơn những tạo vật khác một cách rõ ràng. Con người đầy năng lực hơn những con chim hay những con cá,hay những động vật trên cánh đồng và rừng rậm. Khi chàng thanh niên lắng nghe, cậu để ý thấy làn sóng vừa đẩy một con sao biển nằm chờ chết trên bãi biển. Cậu khom người và nâng con sao biển từ bãi cát và ném nó trở lại làn nước của đời sống sao biển; cậu gật đầu và tiếp tục bước đi. “Chỉ có những quyền lợi cho những ai nhận lấy trách nhiệm,” làn gió thì thầm bên tai cậu. Cậu tự gật đầu; cậu cảm thấy sảng khoái tốt lành vì đã cứu con sao biển. Cậu đã giành được cái quyền cảm thấy tử tế đạo đức về hành động của mình. 



Người thanh niên bước vào một thung lũng dài và hẹp. Cậu thấy một con gấu và một con nai tại một dòng suối. Chúng đang uống nước và người trai trẻ cảm thấy khát nước. Cậu cầm lấy một nhánh cây nặng và dài rồi hướng đến dòng nước. Cậu vừa định la hét đến gấu và nai và vung cành cây lên khi điều gì đấy làm cậu dừng lại. Thật là lạ lùng – gấu và nai đang uống nước bên nhau. Cậu buông cành cây xuống và nói. 

“Tôi có thể uống một ngụm chứ?” cậu hỏi. Gầu và nai nhìn cậu và nói, “Hàng khối nước đấy. Không ít ỏi thiếu thốn gì đâu. Nước là của tất cả chúng ta.” Thế là người thanh niên khom người xuống và uống nước cho đã đời. Và cậu nghe thông điệp, lập lại trong làn gió nhẹ, “Không khan hiếm; có hàng khối cho tất cả chúng ta chia sẻ.” 

Người thanh niên mệt mỏi ngồi xuống để nghỉ ngơi, gấu và nai cũng đến ngơi ngỉ cùng cậu.Cậu hỏi có phải gấu và nai là bạn với nhau không. Gấu nói, “Không, chúng tôi không phải là bạn, nhưng chúng tôi đã học với nhau.” Nai tiếp, “một ngày nọ gấu và tôi đến dòng suối cùng lúc. Gấu muốn nước, tôi cũng thế. Tôi đã đá gấu với những cái móng chân cứng của tôi.” 

Gấu tiếp, “và tôi đã cào nai với móng vuốt của tôi. Chúng tôi đã chiến đấu cho đến khi cả hai đểu tổn thương và đổ máu.” 

Nai tiếp, “Chẳng có ai trong chúng tôi vui sướng vì đánh nhau; cả hai chúng tôi vẫn khát nước, và cả hai đều thương tổn. Dường như tốt hơn là đồng ý không đấu đá nhau nữa, và để sẻ chia nước của dòng suối.” Và làn gió thì thầm bên tai người thanh niên lần nữa, “Thật là sai lầm để chiến đấu khi cả hai cùng muốn những thứ giống nhau và khi nó cùng đủ cho tất cả.” Người thanh niên nghĩ một lúc nữa và rồi thì chia tay với gấu và nai đang ngủ dưới làn nắng ấm. 

Người trai trẻ cất bước cho đến khi cậu lại cảm thấy mệt nhọc. Cậu tìm thấy một nơi gần bụi rậm dày đặc những bông hoa để nghỉ ngơi. Trên bụi rậm, một con bướm đang cố nhoài mình thoát khỏi chiếc kén chật chội bó chặc nó. Bị quyến rũ, người thanh niên ngồi xuống tảng đá gần bên và nhìn bướm vươn mình một cách chậm chạp. Thế rồi bướm bay ra khỏi kén. Người thanh niên nghe tiếng kêu tanh tách trong những đóa hoa trên một cành cây khác và quay đầu cậu lại, một con bướm khác đang chiến đấu để xuất hiện. Với sự khao khát giúp đỡ, cậu xé toạc chiếc kén. Con bướm bên trong chiếc kén thoát ra ngoài tự do, nhưng khó khăn mở đôi cánh của nó rồi nín bặt, và chết trong im lặng. Người thanh niên bất động nhìn con bướm không thể cử động. Con bướm này đáng ra đã vươn mình ra khỏi chiếc kén một cách chậm chạp, mở đôi cánh nó, phơi mình trong ánh nắng, và rồi cất cánh bay đi – nếu cậu không cố gắng giúp nó. Người trai trẻ cảm thấy buồn bã. Một lần nữa cậu nghe làn gió thì thầm trong tai: "Hãy để những kẻ khác tự làm việc của chính mình. Đừng cố gắng để làm thế họ. Đây là Quy Tắc Thép."




Thế rồi cậu chú ý đám mây mưa trên đỉnh núi. Làn gió lạnh, gay gắt bắt đầu thổi lên. Rồi sấm chớp chói lòa trên sườn đồi, và tiếng sấm gầm thét. Khi mưa đổ xuống từ bầu trời, người thanh niên tìm nơi ẩn trú trong một chiếc hang nhỏ. Cậu nhìn gió bão quét ngang những chiếc lá của một cây sồi to lớn vững chắc và thấy cả cây đồ sộ ấy gãy ngang. Cậu nhìn một cây liễu cong mình và đu đưa, và cúi sát xuống mặt đất. Cậu nghe cây sồi gãy đổ nói, "tôi mạnh, cứng, chắc, và bây giờ đổ gãy." Cây liễu nói, "tôi mềm mại, uyển chuyển, tôi là món trò chơi của làn gió. Tôi uốn mình." Khi cơn bão im dịu xuống, người thanh niên nghe một giọng thì thầm, "uốn mình xuống như cây liễu hiện tại; và vì thế cậu có thể ngắm những thứ to lớn và học từ chúng mà không gãy đổ." 

Chẳng bao lâu cơn mưa chấm dứt, mặt trời ló dạng, và người thanh niên đứng lên và bước đi. Cậu mệt mỏi. Cậu bắt đầu tự nhủ với chính mình, nói rằng chẳng hề gì cho dù cậu đi lên đỉnh núi hay không. Cậu ngồi xuống trong bóng mát của một mỏm đá, và mặt đất lay chuyển bên dưới cậu. Làn gió quất chung quanh những tảng đá và cảnh báo, "Đừng bỏ cuộc!" nó kêu gào với cậu. "Đứng lên, và hoàn thành mong ước của cậu. Đứng lên!" 

Tấn thoái lưỡng nan, cậu do dự. Đột nhiên người trai trẻ nhìn vào cánh đồng đáng yêu kia. Hương thơm của bông hoa và âm nhạc dịu dàng dường như bao trùm khắp không gian, và người thanh niên bị lôi cuốn vào trong ấy. Những người đang cười nói ca múa, và ăn uống thức ăn ngon lành. Và người trai trẻ muốn tham dự vào cuộc vui của họ. Cậu cúi mình hái một vài bông hoa để làm một tràng hoa rộ nở, và một đóa hoa hướng dương to lớn nói dịu dàng với cậu. ''Đừng để đầu óc cậu bị lay chuyển bởi những thứ ngọt ngào đẹp để của thời khắc này. Đừng để những tiếng cười của tiệc tùng làm thay đổi tầm nhìn của cậu. Đừng cho phép sự quyến rũ này làm đổi hướng con đường của cậu." Người thanh niên lắng nghe đóa hoa. Cậu nhìn những người đang nô đùa một hồi lâu, và cậu hướng theo lối mòn đến đỉnh núi. 



Cậu đã ướt đẫm mồ hôi và mệt nhoài khi thấy đỉnh núi. Một con ngựa đi ngang, tươi mát và khí thế. Người trai trẻ tiến đến bắt lấy ngựa để cưỡi lên đỉnh núi. Nhưng làn gió thổi qua người kỵ mã nói với cậu rằng, "Hãy mạnh mẽ lên; cậu có thể làm việc ấy bằng sức của chính mình. Cậu không cần sự cứu giúp." 

Trên đỉnh núi, người thanh niên thấy một con chim ưng với một cuộn giấy trong mỏ của nó. Người thanh niên nghĩ, "Cuối cùng, đây là những ngôn từ của tuệ trí!" Cậu tiến đến và lấy cuộn giấy trong mỏ chim ưng. Nhưng chim vươn đôi cánh to lớn của nó và bay lên không trung. Trong tiếng kêu rít của con chim to lớn ấy, người thanh niên nghe những lời này, "Đừng cố gắng để lấy cuộn giấy ấy của tôi. Đừng giữ bí mật! Hãy tự hỏi những gì cậu muốn." 

Người trai trẻ khóc trong thất vọng. "Mình đã đến từ nơi xa xôi, đi bộ bao nhiêu dặm đường, và bây giờ mình cần tuệ trí của núi non." Cậu khóc. Van xin hết lần này đến lần khác đến chim ưng hãy cho cậu tuệ trí mà cậu đã đi tìm kiếm. Mệt mỏi, chẳng bao lâu sau người thanh niên rơi vào giấc ngủ. 



Cậu tỉnh giấc và thấy mặt trời đã ló dạng, những con chim đang hót líu lo, những bông hoa và cây cối đang uốn mình trong làn gió nhẹ. Cuộn giấy của chim ưng đã nằm dưới chân cậu tự bao giờ. Cậu cầm lên để đọc. Cậu kinh ngạc vì chẳng có gì trong ấy cả. Cậu cuộn tờ giấy lại và để trong túi của mình. Một cách chậm rãi, chán nản người thanh niên bắt đầu bước theo lối mòn trở về làng. Cậu nói với chính mình, cậu đã leo núi, và chẳng học được gì. Đúng như cậu đã nghĩ. Chẳng có gì để học trong một hành trình như thế. 

Tuy nhiên, khi bước đi, người trai trẻ nghĩ về những gì cậu đã thấy và nghe. Cậu đã học được điều gì đó. Bất cứ khi nào dừng lại nghỉ ngơi, cậu ghi lại những gì đã học trên cuộn giấy. 

Lối mòn xuống từ đỉnh núi dễ dàng hơn con đường đi lên núi, nhưng khi người thanh niên bước đi, lần đầu tiên cậu chú ý nhiều thứ. Hành trình đến bãi biển và nhà dường như dài hơn rất nhiều. 

Vài tuần sau, người thanh niên đã về đến nhà. Ngôi làng dường như sáng sủa hơn, sạch sẽ hơn, đẹp đẽ hơn, dễ thương hơn trước đây. Cậu ngồi trên tảng đá để nhìn chung quanh. Một nhóm những người thông tuệ dừng lại và hỏi cậu đã học được gì. Người thanh niên rút cuộn giấy ra và đọc: 

-Từ làn gió bên bãi biển tôi học được rằng con người có những quyền lợi nếu chúng ta giành lấy chúng bằng sự nhận lãnh trách nhiệm vì chính mình và vì những người khác. Tôi đã thấy một con sao biển bị sóng đẩy vào bờ chờ chết trên bãi cát. Tôi có thể cứu nó. Tôi đã nhặt nó lên và ném nó trở lại làn nước. Tôi giành được quyền cảm thấy tốt đẹp về điều ấy. Tôi đã học để xử dụng khả năng của chính mình, sức lực của mình cho những điều tốt lành. 

- Từ nai và gấu bên cạnh hồ nước, tôi học rằng tranh đấu làm ta mất mát, và nguồn tài nguyên thì đủ cho tất cả - nếu chúng ta biết cách sử dụng chúng một cách thông minh. Thực tế, nai và gấu không phải là bạn, chúng rất khác nhau. Nhưng chúng hiểu rằng, tất cả mọi tạo vật đều cần những thứ gì đấy, và nếu chúng chiến đấu vì những thứ ấy, cả hai phía đều mất mát. 

- Nai và gấu cũng dạy tôi rằng thật sai lầm nếu chúng ta đấu tranh nếu cả hai đều cùng muốn một thứ như nhau; bằng đối thoại về vấn đề, chúng ta có thể giải quyết chúng. Chiến tranh sẽ lãng phí tài nguyên và năng lượng. 

- Từ cây sồi và cây liễu, tôi học được sự nguy hiểm của cứng nhắc và tuệ trí của sự mềm dẻo. Cây sồi có thể mạnh mẽ nhất trong những cây cối. Nó có thể đứng vững chống lại nhiều cơn bão. Tuy thế, nếu có một cơn bão mạnh hơn sức chịu đựng của nó, cơn bão sẽ phá hủy toàn bộ cây sồi. Cây liễu thì mong manh và những cành của nó như những sợi dây mảnh khảnh. Cơn bão thổi qua nhánh lá của nó, nhưng những cành lá nó không bị gãy. Cả cây uốn mình và đu đưa trong gió. Cây liễu, vì thế, thật sự mạnh hơn cây sồi. 

- Từ những con bướm tôi học được rằng hãy để những kẻ khác tự làm những việc của chính mình, rằng tôi không thể cứu giúp chúng. Làn gió gọi nó là "Quy luật thép": Không nên làm điều gì cho người khác khi mà chính họ có thể tự làm một mình. Tôi đã cố gắng để giúp con bướm cần sự giúp đỡ, và sự cố gắng của tôi đã giết hại con bướm. 

- Từ cơn động đất tôi học rằng thật sai lầm để bỏ dở khi tôi vẫn còn khả năng để tiếp tục. Tôi muốn dừng lại, để nghỉ ngơi, để bỏ cuộc, nhưng trái đất rung chuyển bên dưới tôi. Những giá trị và những niềm tin của tôi rõ ràng rằng tôi đang trong sự nguy hiểm. Sự nguy hiểm giúp cho tôi nhận thức rằng hành động nào tôi phải làm. Để làm cho đời sống của tôi thật sự đáng giá, tôi phải mạnh mẽ. Tôi phải tránh bỏ cuộc. 

- Từ hoa hướng dương tôi học rằng không nên đắm mình trong đam mê quyến rũ của dục vọng, vì có những thứ nào đó có thể phá ngầm những nỗ lực cao quý. Tôi đã học để nhận ra rằng những thứ có thể cám dỗ tôi khỏi những mục tiêu của những hành động của tôi. Có nhiều sự làm xao lãng, và mặc dù có những thời gian để giải trí, chúng ta phải hoàn thành những việc làm của mình trước nhất. 

- Từ con ngựa tôi học sử dụng năng lượng của chính mình trước và không tìm sự cứu giúp. Tôi học tin tưởng ở chính mình, dựa vào năng lực của chính mình, và để thấy rằng việc làm của tôi đã được hoàn thành bởi chính tôi.

- Từ con chim ưng tôi học để hỏi những gì mình muốn, không giữ nó bí mật trong chính mình bời vì người khác không thể đọc được những gì thầm kín trong tôi. Họ không thể biết ngoại trừ tôi nói ra. Và tôi học rằng thật sai lầm khi sử dụng sức mạnh để đạt được mục tiêu của mình. 

Một người thông tuệ trong làng nói, "Vâng cậu đã học phương thức hòa bình và tuệ trí của một đời sống tốt đẹp để sống. Một người trai trẻ hiểu những quy luật này để sống an bình trong chính mình, và cậu đã học để sống hòa bình với những người khác. Bây giờ hãy đến và sống trong làng của chúng ta." 

Người thanh niên nhìn vào những người thông tuệ, những người không trông già nua đối với cậu nữa. Cậu bước xuống tảng đá và cùng bước đi qua làng. 


AN ALLEGORY OF VALUES 
Understanding Cultures 
Susan Faust/Jean Zukowski 
Tuệ Uyển chuyển ngữ


(Hears and Souls sưu tầm có chỉnh sửa)

Thursday, 17 November 2011

Bạn chọn là người thành công hay thất bại?




Người thành công biết chính xác những gì mình muốn, tin tưởng vào khả năng của mình và sẵn sàng cống hiến hết thời gian của cuộc đời để đạt được điều đó.

- Người thất bại sống không có mục đích cụ thể, luôn tin rằng mọi thành công đều là kết quả của vận may và chỉ thật sự bắt tay vào việc khi có sự tác động từ bên ngoài.

- Người thành công có khả năng ảnh hưởng đến những người xung quanh và hợp tác với họ bằng thái độ thân thiện.

- Người thất bại tìm thấy khuyết điểm của mình ở người khác.

- Người thành công chỉ bày tỏ ý kiến về những điều mình biết và họ hoàn toàn có thể thực hiện điều đó một cách rất khôn ngoan.

- Người thất bại phát biểu ý kiến về mọi vấn đề mà họ chỉ biết chút ít hoặc hoàn toàn không có một chút kiến thức gì về chúng.


- Người thành công dung hoà quan hệ với tất cả mọi người mà không quan tâm đến lợi ích đạt được.

- Người thất bại chỉ nuôi dưỡng quan hệ với những ai mà từ đó họ sẽ có những thứ mà họ muốn.

- Người thành công luôn trao dồi kiến thức và mở rộng lòng khoan dung. Họ sống hướng đến quyền lợi chung của cộng đồng.

- Người thất bại thì đầu óc hạn hẹp, sự vị kỷ chiến thắng lòng vị tha.  Vì vậy họ tách khỏi những cơ hội thuận lợi và mối quan hệ thân thiện với xã hội.

- Người thành công theo kịp thời đại và xem đây là một trách nhiệm quan trọng để biết được điều gì đang diễn ra.

- Người thất bại chỉ quan tâm đến bản thân với những nhu cầu trước mắt và bất chấp mọi thứ để thực hiện, không cần biết đó là điều tốt hay xấu.

  Bạn chọn là người thành công hay thất bại?

Wednesday, 16 November 2011

Tái ông thất mã


Một câu chuyện của Trung Quốc về một nông dân Bình tĩnh.
"Một ông lão ở gần biên giới giáp với nước Hồ phía Bắc nước Tàu, gần Trường thành, có nuôi một con ngựa. Một hôm con của ông lão dẫn ngựa ra gần biên giới cho ăn cỏ, vì lơ đễnh nên con ngựa vọt chạy qua nước Hồ mất dạng. Những người trong xóm nghe tin đến chia buồn với ông lão.
Ông lão là người thông hiểu việc đời nên rất bình tỉnh nói: - Biết đâu con ngựa chạy mất ấy đem lại điều tốt cho tôi.
Vài tháng sau, con ngựa chạy mất ấy quay trở về, dẫn theo một con ngựa của nước Hồ, cao lớn và mạnh mẽ.
Người trong xóm hay tin liền đến chúc mừng ông lão, và nhắc lại lời ông lão đã nói trước đây.
Ông lão không có vẻ gì vui mừng, nói: - Biết đâu việc được ngựa Hồ nầy sẽ dẫn đến tai họa cho tôi.
Con trai của ông lão rất thích cỡi ngựa, thấy con ngựa Hồ cao lớn mạnh mẽ thì thích lắm, liền nhảy lên lưng cỡi nó chạy đi. Con ngựa Hồ chưa thuần nết nên nhảy loạn lên. Có lần con ông lão không cẩn thận để ngựa Hồ hất xuống, té gãy xương đùi, khiến con ông lão bị què chân, tật nguyền.
Người trong xóm vội đến chia buồn với ông lão, thật không ngờ con ngựa không tốn tiền mua nầy lại gây ra tai họa cho con trai của ông lão như thế.
Ông lão thản nhiên nói: - Xin các vị chớ lo lắng cho tôi, con tôi bị ngã gãy chân, tuy bất hạnh đó, nhưng biết đâu nhờ họa nầy mà được phúc.
Một năm sau, nước Hồ kéo quân sang xâm lấn Trung nguyên. Các trai tráng trong vùng biên giới đều phải sung vào quân ngũ chống ngăn giặc Hồ. Quân Hồ thiện chiến, đánh tan đạo quân mới gọi nhập ngũ, các trai tráng đều tử trận, riêng con trai ông lão vì bị què chân nên miễn đi lính, được sống sót ở gia đình."
Người đời sau lập ra thành ngữ: Tái ông thất mã, an tri họa phúc. Nghĩa là: ông lão ở biên giới mất ngựa, biết đâu là họa hay là phúc.
Bài học: Việc đời, hết may tới rủi, hết rủi tới may, nên bắt chước tái ông mà giữ sự thản nhiên trước những biến đổi thăng trầm trong cuộc sống. Ta không bao giờ thực sự biết được những điều còn ở phía phía trước sẽ xảy ra như thế nào. Cuộc sống không phải lúc nào cũng như chúng ta mong đợi.

Sunday, 13 November 2011

Hai hạt giống


Hai hạt giống nằm cạnh nhau trong một mảnh đất màu mỡ. 

Hạt giống đầu tiên nói: "Tớ muốn lớn lên, tớ muốn để rễ của mình cắm sâu vào lòng đất bên dưới Tớ! Và tớ sẽ đẩy mạnh mầm non của mình xuyên qua lớp vỏ của trái đất ở phía trên của tớ ... Tớ muốn phất những chồi non lên giống như những lá cờ để thông báo mùa xuân đã đến... Tớ muốn cảm thấy sự ấm áp của mặt trời trên gương mặt Tớ và phước lành của sương sớm ban mai trên cánh hoa của mình! " 
Và như thế Nó đã lớn ... 

Hạt giống thứ hai nói: "Hmmmm. Nếu tôi gửi rễ vào lòng đất sâu bên dưới, tôi không biết sẽ gặp phải chuyện gì trong bóng tối. Nếu tôi đẩy mình qua lớp đất cứng phía trên tôi, có thể tôi sẽ tự làm gãy mầm non yếu ớt của chính mình .. . Điều gì sẽ xảy ra khi chồi non của tôi nở ra và một con ốc cố gắng xơi mất, và nếu khi những bông hoa tươi thắm nở thì sao? Một đứa trẻ có thể lôi bật tôi ra khỏi mặt đất. Không, tốt hơn là tôi sẽ chờ đợi cho đến khi thật an toàn thì tôi mới nảy mầm cơ. " 

Và vì vậy Nó đã chờ đợi ... 

Một con gà mái đang bới loanh quanh trong mảnh đất vào buổi sớm đầu mùa xuân để tìm những hạt giống chưa nảy mầm làm mồi... và nhanh chóng ăn hạt giống không chịu nảy mầm kia. 

Bài học: Cần phải biết nắm bắt cơ hội, hành động nhanh chóng,... vì thời gian không chờ đợi bất kì ai.


Đọc bản tiếng Anh

Saturday, 12 November 2011

Sai lầm hoàn hảo


Một hôm, bác thợ mộc đóng mấy chiếc thùng đựng quần áo giúp một tổ chức từ thiện nọ gửi đến trại trẻ mồ côi ở Trung Quốc. Trên đường đi về nhà, bác thò tay vào túi tìm chiếc kính, nhưng không thấy đâu. Bác nhận ra rằng chiếc kính đã trượt ra và rơi xuống một trong số các thùng gõ bác vừa mới đóng kín lại. Chiếc kính mới mua của bác đã bị gửi đi Trung Quốc mất rồi!

Bác thợ mộc có sáu người con và đang lâm vào cảnh khó khăn kinh tế trầm trọng. Vừa mới sáng nay, bác đã tiêu mất 20 đô la cho chiếc kính. ‘Thật là không công bằng,’ bác nói với Thượng đế trên đường lái xe về nhà. ‘Con đã tận tụy cống hiến thời giờ và tiền bạc cho công việc của Người, mà giờ lại ra nông nỗi này đây.’

Vài tháng sau, giám đốc của trại trẻ mồ côi đi một vòng nước Mỹ, ghé thăm tất cả các tổ chức từ thiện đã ủng hộ mình ở Trung Quốc. Một hôm, ông đến nói chuyện tại ngôi nhà từ thiện nhỏ ở Chicago nơi bác thợ mộc làm việc.
Vị giám đốc cảm ơn mọi người vì đã ủng hộ các em mồ côi. Nhưng trên hết, ông cảm ơn họ vì đã gửi đến chiếc kính. Ông đã mong mỏi có một chiếc kính như vậy vì mắt ông kém nhìn không rõ và còn bị đau đầu nữa.

Chiếc kính vừa in như thể được làm ra cho riêng ông vậy.

Mọi người đều vui mừng nhưng bối rối, vì trong danh mục các đồ gửi đi không hề có chiếc kính nào. Ngồi yên ở phía cuối phòng, với những giọt nước mắt ứa lăn trên má, người thợ mộc giản dị nọ nhận ra rằng Bậc thầy Thợ mộc đã sử dụng mình theo một cách phi thường như thế nào.


Nhóm Hearts and Souls sưu tầm và dịch

Thursday, 10 November 2011

Chiếc bình của bạn đã đầy chưa?

Vị giáo sư nọ đứng trước lớp học của mình cùng với một số thứ trước mặt. Lớp học bắt đầu, ông không nói gì mà cầm lấy một chiếc bình lớn và trống không, rồi ông cho vào đầy chiếc bình với những quả bóng golf. Sau đó ông hỏi các sinh viên: "Chiếc bình đã đầy chưa? Tất cả đều đồng ý rằng đã đầy.

Thế rồi, vị giáo sư cầm lên một hộp sỏi và đổ chúng vào trong bình. Ông lắc nhẹ cái bình. Các viên đã sỏi lăn vào các khe hở giữa các quả bóng golf. Sau đó ông hỏi các sinh viên một lần nữa: Lần này thì chiếc bình đã đầy chưa?
Các sinh viên lại đồng ý rằng đã đầy.

Giáo sư lấy một hộp cát bên cạnh và đổ vào bình. Tất nhiên, cát lấp đầy những khe hở. Ông hỏi một lần nữa: "Liệu chiếc bình đã đầy chưa? Các sinh viên đều nhất trí đáp "Vâng, đã đầy." 
Sau đó, giáo sư lấy hai chai nước ngọt từ dưới bàn lên và đổ hết vào bình, hiển nhiên nước đã len lỏi vào những không gian trống giữa những hạt cát. Các sinh viên cười rộ lên.

"Bây giờ," vị giáo sư nói với vẻ trầm tư khiến những tiếng cười dịu xuống, "Tôi muốn bạn
nhận ra rằng chiếc bình này giống như cho cuộc sống của bạn vậy.

Những quả bóng golf là những điều quan trọng: gia đình, con cái,
sức khỏe, bạn bè, niềm đam mê của bạn. Những thứ mà nếu mọi thứ
khác bị mất đi và bạn chỉ còn chúng thì cuộc sống của bạn vẫn sẽ đầy đủ.

Các viên sỏi là những thứ như công việc của bạn, ngôi nhà của bạn, chiếc xe của bạn. Cát là những thứ khác - những thứ nhỏ bé".

Ông nói tiếp: "Nếu bạn đổ cát vào bình trước thì sẽ không có chỗ cho các viên sỏi hoặc quả bóng golf này. Cũng tương tự như cuộc sống vậy, nếu bạn bỏ ra toàn bộ thời gian và sức lực cho những điều nhỏ bé như hạt cát, bạn sẽ không bao giờ còn chỗ cho những thứ quan trọng. Hãy quan tâm đến những điều quan trọng đối với hạnh phúc của bạn, chơi với con cái của bạn, dành thời gian để kiểm tra sức khỏe, đưa các thành viên trong gia đình của bạn ra ngoài ăn tối, thực hiện niềm đam mê của bạn,...


Bạn sẽ luôn luôn có thời gian để làm dọn dẹp nhà cửa, và sửa chữa những đồ bị hư hỏng. 
Hãy chăm sóc các quả bóng golf đầu tiên, những điều thực sự quan trọng, dành sự ưu tiên của bạn cho nó và phần còn lại chỉ là cát. "

Sau khi ông kết thúc, cả lớp học đều sự im lặng, mọi người dường như đều đang trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó, có một cánh tay giơ lên một cách bối rối và hỏi vậy chai nước ngọt sẽ tượng trưng cho điều gì.

"Tôi mừng vì em đã hỏi. Nó cho bạn thấy rằng khi cuộc sống của bạn đã đầy đủ với những thứ trên rồi thì vẫn luôn có chỗ cho một vài chai nước ngọt." Ông giáo sư mỉm cười.

Bài học:Nhiều k
hi trong cuộc sống của bạn có quá nhiều việc cần xử lý, có khi 24 giờ mỗi
ngày là không đủ với bạn, hãy nhớ đến chiếc bình và chai nước ngọt. Hãy nhớ cho những "quả bóng golf" vào "chiếc bình" trước nhé.

Monday, 7 November 2011

Theo một truyền thuyết Hindu cũ ...


Ngày xưa,.. Đã có lần tất cả con người từng là các vị thần, nhưng vì họ quá lạm dụng khả năng thần thánh của mình nên Brahma – Thượng đế, Đấng Toàn năng - đã quyết định lấy khả năng đó ra khỏi con người và giấu nó vào một chỗ để con người không bao giờ tìm thấy được.

Giấu thần lực đó ở đâu là cả một câu hỏi lớn. Vì vậy, Brahma cho triệu tập một hội đồng các thần để giúp Ngài quyết định. 


    "Hãy chôn nó sâu trong lòng đất", các vị thần nói.
Nhưng Brahma trả lời, "Không, không được vì con người sẽ thâm nhập vào lòng đất và sẽ tìm thấy nó." 
    Thế rồi các vị thần mới nói rằng: "Hãy nhấn chìm nó trong đại dương sâu nhất."
Nhưng Brahma nói: "Không, không được, vì họ sẽ học được cách xuống đại dương sâu nhất và sẽ tìm thấy nó." 
Sau đó các vị thần lại tiếp: "Hãy mang nó đến đỉnh của ngọn núi cao nhất và giấu nó ở đó."
Nhưng một lần nữa Brahma trả lời: "Không, đó không phải là ý kiến hay, bởi vì cuối cùng họ sẽ lên được đỉnh núi cao nhất và con người sẽ lại có được khả năng của các vị thần mà thôi." 
Sau đó các vị thần bỏ cuộc và nói rằng : "Chúng tôi không biết phải cất giấu nó ở đâu cả, bởi vì dường như là không có nơi nào trên mặt đất, bầu trời hoặc đại dương sâu thẳm mà con người cuối cùng không chạm tới được".
Brahma ngẫm nghĩ một lúc lâu rồi nói rằng, "Chúng ta sẽ làm thế này, chúng ta sẽ ẩn giấu khả năng thần thánh đó vào bên trong chính họ. Con người sẽ không bao giờ nghĩ rằng nó nằm đó và sẽ không bao giờ tìm thấy nó."

Tất cả các vị thần đã đồng ý rằng đây là nơi cất giấu hoàn hảo, và thật sự là đã thực hiện theo cách đó. Và từ đó, con người đã đi lên và xuống lòng đất, đào bới, lặn, leo núi, và thám hiểm,...- để tìm kiếm một cái gì đó ở trong bản thân mình. 


Câu chuyện kết thúc ở đây. Nhưng không may cho các thần vì một con chim bồ câu đứng bên ngoài đã nghe được hết câu chuyện, và đã thuật lại câu chuyện này cho con người. Và bạn chính là người đầu tiên nghe được bí mật này đấy! 

Bài học
: Chúng ta thám hiểm những vì sao xa và đại dương sâu thẳm
              Nhưng thử hỏi ta biết được bao nhiêu về chính bản thân mình?

THAY ĐỔI - truyện 5 chương ngắn

  CHƯƠNG 1 Tôi đi trên một con phố. Trên vỉa hè có một hố sâu. Tôi không nhìn thấy và rơi xuống. Tôi chật vật mãi mới thoát ra được. Đó là ...